DANH MỤC SẢN PHẨM
 
VIDEO CLIPS
Video
Bẫy bán nguyệt diệt chuột
Dịch vụ diệt Mối tận gốc
Dịch vụ phun phòng trừ muỗi
Dịch vụ diệt côn trùng
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0975.888.969
Hôm nay: 54 | Tất cả: 30,017
ALBUM ẢNH CÔNG TY
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC > KIẾN THỨC VỀ CÔN TRÙNG
Kiến ba khoang chứa độc tố gấp 10 lần rắn hổ
Tin đăng ngày: 5/12/2012 - Xem: 192  

Chị Lan ở khu chung cư Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội bỗng nhiên thấy xuất hiện nhiều nốt phồng rộp, mọng nước, ngứa và rất khó chịu trên mặt nhưng không rõ lý do. Nhìn trên tường chị thấy có rất nhiều kiến ba khoang đang bám ở đó.

Chị bắt chúng lại và mang mẫu đến phòng Nghiên cứu côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thì được biết chúng chính là thủ phạm gây ra hiện tượng khó chịu nêu trên.

Chị Lan cho biết: “Mấy hôm nay tôi thấy kiến ba khoang bay vào khu chung cư nhiều lắm, nhất là lúc 7-8h tối. Do chủ quan nên gia đình cũng không quét hết những con kiến đó và hậu quả là các vết phồng rộp nổi khắp người”.

Tại thời điểm này, người dân sống tại khu chung cư Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội cũng phản ánh kiến ba khoang xuất hiện. Người dân thường xuyên gọi điện và mang mẫu đến Phòng Nghiên cứu Công trùng thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật để hỏi và nhờ tư vấn của các chuyên gia về loại kiến này.

Những vết thương do kiến ba khoang đốt. Ảnh: Mai Hương

TS. Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Nghiên cứu côn trùng học thực nghiệm cho biết: “Mấy hôm nay ngày nào tôi cũng tiếp nhận gần chục cuộc điện thoại của người dân ở khu Gia Lâm, Từ Liêm (Hà Nội) phản ánh kiến ba khoang xuất hiện”.

Theo TS Lam, người dân gọi “kiến ba khoang” là không hoàn toàn chính xác bởi đây là loài bọ cánh cộc, có ba khoang rõ rệt. Chúng có chiều dài từ 5-7mm và xuất hiện từ rất lâu, sống chủ yếu ở cánh đồng. Thức ăn của chúng là sâu bọ. Tuy nhiên với tập tính “hướng sáng” nên loại côn trùng này bay vào nhà dân và gây phiền nhiễu cho họ.

Lý giải kiến ba khoang xuất hiện nhiều ở các khu chung cư thuộc huyện Gia Lâm và Từ Liêm (Hà Nội), TS Lam cho rằng: “Ở các khu chung cư này gần cánh đồng lại bật rất nhiều điện sáng. Người dân ở đây lại thường xuyên mở cửa sổ nên bay vào nhà. Trên bụng của kiến có hai tuyến độc tố có tên khoa học là Pederin, độc gấp 10 lần độc tố của rắn hổ nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn”.

Theo TS Lam, kiến ba khoang đang vào mùa sinh sản. Ảnh: Thu Trịnh

Khi chúng bò lên người, nhẹ thì ngứa rát, nặng hơn thì sưng, phồng rộp, nhiễm trùng. Đặc biệt nếu độc tố dính vào mắt thì có thể gây bỏng mắt hoặc bị mù tạm thời”.

Tuy nhiên, TS Lam cũng cho rằng, những nốt đốt mà người dân phản ánh không phải hoàn toàn do kiến ba khoang gây ra. Thực chất có một số vi khuẩn cộng sinh sống trên kiến tiết ra chất gây kích ứng da khi tiếp xúc với da cơ thể lạ, như một phản ứng bảo vệ.

TS. Lam khuyến cáo, loại kiến ba khoang như người dân thường gọi đang vào mùa sinh sản (tháng 7,8,9). Nếu người dân thấy kiến bay vào nhà nên tắt bớt đèn, trước khi đi ngủ nên quét dọn nhà cửa, rũ giường, chiếu. Nếu đã bị đốt, người dân không được đập chết và chà xát chúng để hạn chết nọc độc lan rộng. Ngoài ra, ở các khu chung cư nên bố trí hệ thống đèn hợp lý, chỗ xa nhà nên bố trí ánh đèn mạnh để thu hút côn trùng, càng đến gần nhà thì dùng ánh sáng dịu, đỏ, vàng.

Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Colleoptera (cánh cứng), lớp Insecta (côn trùng), ngành động vật. Về mặt hình thái học của loại côn trùng này rất đặc biệt: thân mình thon, nhiều màu sắc khác nhau, nhìn giống con kiến; do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong...

(TS. Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Nghiên cứu côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật)

Tin tức khác:
Diệt chuột bằng vi khuẩn (5/12/2012)
Các phương pháp diệt mối cho nhà ở (5/12/2012)
Phương pháp diệt chuột bằng cách gây vô sinh (5/12/2012)
Diệt chuột bằng phương pháp (5/12/2012)
Hai phương pháp diệt chuột hiệu quả (5/12/2012)
9 cách diệt chuột hữu hiệu (5/12/2012)
Giới thiệu phương pháp diệt chuột hiệu quả (5/12/2012)
Diệt và phòng mối cho nhà cửa và kho tàng đã xây dựng (5/12/2012)
Ruồi “tấn công” khu dân cư (5/12/2012)
Nghiên cứu loài côn trùng xấu xí: Gián (5/12/2012)
Kiến ba khoang… khoan lo sợ (5/12/2012)
Loài Kiến ăn thịt người (5/12/2012)
Tại sao kiến ba khoang phát triển đột biến? (5/12/2012)
Kiến ba khoang chứa độc tố gấp 10 lần rắn hổ (5/12/2012)
Bí mật vê thế giới kiến (5/12/2012)

Công ty Diệt mối Miền Trung
ĐC 1: Số 11 Ngõ 11, Phong Định Cảng, P. Trường Thi, TP Vinh
ĐC 3: Số 82/20 Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh
Điện thoại: 0911.462.682
Website: https://dietmoivinh.com

Khách hàng
  • TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM BÌNH
  • TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT - ANH
  • Công ty CP Truyền hình Cáp Việt Nam - Nghệ An
  • Bệnh viện Thái Thượng Hoàng
  • Công ty TNHH MTV Ô tô Trường Hải Nghệ An
  • Chi cục thuế TP Vinh
  • Nhà hàng Suối Mơ
  • Trường THPT Lê Quảng Chí
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0911.462.682